Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

PHỤ LỤC 1 - Email gửi giáo sư Stephen Hawking

Email gửi giáo sư Stephen Hawking – 10:01 sáng ngày 15-12-2014

Kính thưa giáo sư Stephen Hawking.
Tên tôi là Lập, họ Lê Minh, người Việt Nam sinh năm 1935, tiến sĩ hóa học, cán bộ quản lý khoa học, nghỉ hưu năm 1996, đang sống tại TP. HCM.

Đầu năm 2012, tôi may mắn được làm quen với tác phẩm nổi tiếng “Lược Sử Thời Gian” của giáo sư. Qua đó tôi biết được Lỗ Đen là do các ngôi sao già đốt hết nhiên liệu thắp sáng và co lại. Như vậy Lỗ Đen được hình thành sau hàng tỉ năm, trong khi đó Hố Đen Nguyên Thủy được hình thành từ Vũ Trụ Sơ Sinh. Tại thời điểm Planck 10-43 giây sau Bùng Nổ Vũ Trụ (danh từ này tôi tự đặt ra để phân biệt với Vụ Nổ Lớn – Big Bang), Vũ Trụ Sơ Sinh có mật độ rất cao đã co lại thành Hố Đen Nguyên Thủy rồi bùng nổ ngay. Bùng Nổ Hố Đen Nguyên Thủy (danh từ này tôi tự đặt ra để phân biệt với Vụ Nổ Lạm Phát trong lý thuyết Big Bang) đã xảy ra trong thời gian khoảng từ 10-35 đến 10-32 giây để phát triển đột biến không gian khối cầu vũ trụ, đồng thời tạo ra vật chất sáng + năng lượng sáng và vật chất tối + năng lượng tối.

Trong bài “Vũ Trụ Trong Chiếc Nón Lá” của tác giả Pierre Darriulat và dịch giả Phạm Ngọc Điệp, Tạp chí Tia sáng, số 14, ngày 20 tháng 7 năm 2012, trang 15-18 có đoạn viết: “Những điểm nằm trên đường giới hạn Schwarzschild là các Lỗ Đen. Vũ Trụ cũng nằm trên đường Schwartschild nhưng nó không phải là Lỗ Đen”. Vậy thì theo tôi, Lỗ Đen ấy có thể là Hố Đen Nguyên Thủy.

Trong bài viết “Bức  Xạ Nền Vũ Trụ” của tác giả Nguyễn Trọng Hiền, Tạp chí Vật lý ngày nay, tháng 8 năm 2006 có đoạn viết: “Về mặt lý thuyết, vũ trụ vào thời kỳ lạm phát giống như 1 Lỗ Đen do mật độ bị nén chặt trong một không gian vô cùng nhỏ”. Theo tôi, Lỗ Đen này cũng thực chất là Hố Đen Nguyên Thủy, và Vụ Nổ Lạm Phát chính là Bùng Nổ Hố Đen Nguyên Thủy.
Tôi đặc biệt cảm nhận rằng một Hố Đen Nguyên Thủy bùng nổ, nhưng không phải toàn bộ Hố Đen Nguyên Thủy bùng nổ mà chỉ một phần Hố Đen ấy “kịp bùng nổ” để tạo ra vật chất sáng + năng lượng sáng, còn phần Hố Đen còn lại chiếm khối lượng lớn “không kịp bùng nổ” đã tạo ra vật chất tối + năng lượng tối. Nếu điều này là hiện thực thì phần Hố Đen Nguyên Thủy còn lại có khối lượng lớn ấy tất nhiên phải tồn tại ở trung tâm các thiên hà.

Mặt khác, khối lượng phần còn lại “không kịp bùng nổ” của Hố Đen Nguyên Thủy giảm dần theo thời gian do bức xạ Hawking giống như Lỗ Đen. Vì vậy, bức xạ Hawking có liên quan đến vật chất tối và năng lượng tối trong toàn vũ trụ.

Rất mong nhận được ý kiến của giáo sư.

Kính chúc giáo sư sức khỏe tốt hơn và thu được nhiều thành tựu khoa học mới.

Lê Minh Lập

0 Trao đổi:

Đăng nhận xét